Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

Thiền và Nghệ thuật của mô hình Balanced Scorecard (BSC) - nhân lực

Thiền và Nghệ thuật của mô hình Balanced Scorecard (BSC)

Mô hình BSC là một khái niệm về quản lý có cách tiếp cận tương tự như Thiền trong Phật giáo, một nguyên tắc nhắc nhở chúng ta rằng hành trình cũng chính là đích đến và công tác quản trị năng suất bắt buộc phải là một quá trình liên tục không ngừng.

Tuy nhiên, chính định nghĩa được tối giản đến tận cùng như vậy lại khiến người ta khó nắm bắt được bản chất đúng đắn của BSC. Khái niệm này không ngừng được đúc rút, cô đọng lại đến mức hầu như người ta không thể tìm thấy bất cứ hướng dẫn áp dụng nào. Kết quả tất yếu là nhiều yếu tố quan trọng và ý nghĩa nhất của BSC đã không được lĩnh hội, tiếp nhận đúng đắn. Mô hình BSC vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Đó là một qui trình vận động không ngừng và điều chỉnh thường xuyên để thích ứng với những thay đổi của các nguồn lực bên ngoài và những điều chỉnh quy trình từ bên trong. Bạn sẽ lượm lặt tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm ngay trên hành trình của mình. Dưới đây là một vài nguyên tắc có thể làm "kim chỉ nam” định hướng cho bạn trên con đường vận dụng BSC của mình.

1. Nhìn nhận một cách cân bằng
Mô hình BSC cho phép các công ty có thể xem xét, và quan trọng nhất là quản lý các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể là các thẻ điểm sẽ giúp đo lường mức độ tiến triển trong 4 mảng sau:

  Triển vọng tài chính: các cổ đông đánh giá về chúng ta như thế nào?
  Triển vọng khách hàng: Các khách hàng nhìn nhận chúng ta như thế nào?
  Triển vọng quy trình nội bộ: Các quy trình của chúng ta hiệu quả đến mức độ nào?
  Năng lực học hỏi và triển vọng phát triển: Chúng ta nhanh nhạy như thế nào?

Bốn triển vọng này trong mô hình BSC được xem là một cơ cấu chung hiệu quả cho hầu hết các tổ chức. Tuy nhiên bạn cũng đừng tự giới hạn mình chỉ trong 4 yếu tố cố định này.

Đa số các doanh nghiệp cho rằng 4 triển vọng này là đã hợp lý và đầy đủ rồi, tuy nhiên không có quy tắc nào nói rằng bạn không thể chọn lựa hoặc bổ sung những triển vọng khác. Chẳng hạn một số doanh nghiệp muốn BSC của công ty mình phải đặc biệt chú trọng đến trách nhiệm xã hội, do đó họ bổ sung thêm một tiêu chí thứ 5 là gọi là "triển vọng môi trường” hay "triển vọng xã hội”. Một số khác lại thêm vào triển vọng cho nhà cung cấp và đối tác để quản lý các đối tượng quan trọng này. Các tổ chức không vì lợi nhuận thường không quá đặt nặng mối quan hệ giữa triển vọng khách hàng và triển vọng tài chính, bởi vì tài chính ở đây chỉ là phương tiện để đạt được các mục tiêu phi tài chính.

2. Xác định số thang đo hợp lý

Nhiều công ty xem BSC như thể một bài tập trắc nghiệm, đánh dấu vào danh sách hàng loạt các lựa chọn cho sẵn. Họ cứ mải miết bám theo một danh sách lê thê các thang đo chẳng mấy hữu ích. Hay tệ hơn nữa là họ cứ nhất nhất bám chặt vào quy chuẩn 15 hay 20 thang đo cho mỗi thẻ điểm mà không cần quan tâm đến ý nghĩa thực sự của các yếu tố này. Tôi thậm chí biết một công ty đã cố gắng "gọt đầu cho vừa nón” bằng cách chuyển các thang đo vốn đã quá tải trong triển vọng khách hàng/quy trình của họ sang để lấp đầy cho triển vọng sáng tạo vốn đang nghèo nàn về thông tin.

Trong việc xác định chính xác thang đo cũng như số lượng thang đo cần thiết cho bảng điểm của bạn, không nhất thiết phải bắt đầu bằng cách liệt kê hàng loạt các khả năng. Bạn không thể tổng hợp trước khi bạn học cách phân chia. Xem xét các thẻ điểm qua thời gian sẽ giúp bạn xác định được các động năng phát triển chính xác nhất cho hoạt động của tổ chức cũng như giới hạn số lượng các chỉ số ở mức phù hợp nhất.

3. Sử dụng các thẻ điểm theo thứ tự

Các thẻ điểm không cần thiết phải phản ánh cấu trúc tổ chức nhằm tạo nên sự tương thích. Nhằm thiết lập sự tương thích, các thẻ điểm nên được thiết kế theo hướng "đổ dọc xuống” xuyên cơ cấu tổ chức, thậm chí xuống tới mức thẻ điểm cho từng cá nhân. Người ta thường hiểu lầm rằng các thẻ điểm bắt buộc phải phản ánh cơ cấu tổ chức, nhưng thật ra không cần thiết như vậy. Để đạt được sự tương thích không bắt buộc phải xây dựng các thẻ điểm riêng cho từng phòng ban bộ phận. Nếu bạn chỉ đơn thuần sắp lớp các thẻ điểm theo hệ thống cấp bậc công ty thì bạn rất dễ bỏ qua những động năng phát triển quan trọng.

Lấy ví dụ, thẻ điểm dự án theo dõi và cung cấp các thông tin như: cách thức sáng tạo nào đang được áp dụng? Tiến độ dự án như thế nào? Các khách hàng nội bộ đánh giá kết quả dự án như thế nào? Dự án đã tiết kiệm chi phí hay thu về được bao nhiêu lợi nhuận cho tổ chức? Các dự án rõ ràng đại diện cho một phần lớn các hoạt động của công ty, nhưng lại không được phản ánh tổng quan trong sơ đồ tổ chức. Hoặc một ví dụ khác là xem xét các thẻ điểm theo dõi các kênh liên lạc với khách hàng, mô tả những thuộc tính đặc trưng của các cửa hàng bán lẻ và trung tâm tiếp nhận điện thoại. Các kênh này rõ ràng không được thể hiện trong cơ cấu tổ chức nhưng lại đóng vai trò hết sức mật thiết, chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Tương tự như vậy, những thẻ điểm theo dõi các nhà cung cấp cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc khoanh vùng, chọn lọc hợp lý những nhà cung cấp làm ăn hiệu quả nhất với doanh nghiệp.

4. Tương thích với các bản đồ chiến lược

Bản đồ chiến lược là công cụ thực hiện việc truyền thông và hợp tác.

Một bản đồ chiến lược mô tả mối quan hệ nguyên nhân – hệ quả giữa các chỉ số đo lường trong một hệ thống thẻ điểm với nhau. Việc thống kê kiểm tra chéo các mối quan hệ này với nhau là một biện pháp tốt nhưng đừng lạm dụng chúng. Các tổ chức thích định lượng thường có khuynh hướng không chỉ xác định mối quan hệ giữa các chỉ số mà còn muốn đúc rút thành quy chuẩn những tác động, độ nhạy hay thậm chí giả lập các kết quả.

Các bản đồ chiến lược không phải là một cơ chế dự đoán. Một bản đồ chiến lược đúng nghĩa lý giải rằng nếu bạn   đào tạo   đội ngũ tốt, họ sẽ vận hành những quy trình một cách suôn sẻ nhịp nhàng, tạo ra sự hài lòng vui vẻ cho khách hàng, kết quả là bạn thu được những kết quả đáng phấn khởi. Nhưng trong thực tế, những mối quan hệ không chỉ đơn thuần một chiều và logic này có thể được diễn dịch bằng một cách khác: một bản báo cáo tài chính "sáng bừng” sẽ xây dựng hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp, từ đó thu hút nhiều khách hàng mới, kết quả là tổ chức có điều kiện để đầu tư vào khâu thiết lập những quy trình hiệu quả hơn cũng như có thể thu hút và giữ chân người tài tốt hơn.

Tuy nhiên những mối quan hệ này cũng không phải chỉ đơn thuần thẳng hàng như vậy. Nếu một quy trình bị phá vỡ và sự hài lòng của khách hàng sụt giảm, bạn cần tập trung nhân lực để khắc phục sự cố quy trình này. Điều đó có nghĩa là những nhân viên ấy sẽ không thể chu đáo trong việc chăm sóc phục vụ khách hàng trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên khách hàng cũng không phải chờ lâu trước khi mọi thứ bắt đầu được cải thiện một cách bền vững và lâu dài. Hãy luôn ghi nhớ các bản đồ chiến lược là một công cụ phục vụ cho truyền thông và hợp tác hơn là một công cụ kiểm soát.

5. Kết hợp những thấu hiểu định tính

Bạn sẽ thực sự chạm đến cốt lõi của sự thấu hiểu năng lực doanh nghiệp khi biết cách kết hợp những dữ liệu thô với các thông tin định tính. Bạn sẽ rất dễ "sụp bẫy” và sa lầy nếu chỉ nhất nhất sử dụng số liệu để lý giải cho tất cả mọi việc. Đặc biệt trong lĩnh vực phân tích mối quan hệ khách hàng, các tổ chức thường có xu hướng lạm dụng những phân tích định lượng. Xu hướng này sẽ giúp bạn tinh thông về tất cả mọi con số, nhưng để thực sự thấu hiểu hành vi con người thì không cần như vậy. Để nắm bắt các chỉ số như sự hài lòng của khách hàng hoặc quan hệ với nhà cung cấp thì các phân tích định tính sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc và chính xác hơn.

Hãy xem xét những đúc rút bằng cách phỏng vấn khoảng 20 khách hàng. Mặc dù không thu được những con số thống kê rõ ràng nhưng các thông tin tổng hợp từ những cuộc trao đổi này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng, bao quát và rất ý nghĩa về hình ảnh của tổ chức trong nhận thức của khách hàng. Gần đây tôi có biết một công ty thực hiện phân tích định tính các mối quan hệ với nhà cung cấp. Theo định kỳ, cả giám đốc thu mua của công ty và nhà cung cấp đều được yêu cầu đánh giá về mối quan hệ của họ, bằng cách cho điểm từ 1 đến 10. Nếu đánh giá này quá khác biệt thì một cuộc phân tích định tính sẽ được tiến hành sau đó để tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Những cuộc phỏng vấn và các hình thức tập hợp dữ liệu định tính khác sẽ cung cấp cho bạn sự hiểu biết sâu xa hơn về các thang đo. Và cũng đừng quên thỉnh thoảng chỉ đơn giản là dừng lại và hỏi tất cả mọi người liệu họ vẫn cảm thấy hài lòng hay không.

6. Lập kế hoạch cho những phát sinh ngoài dự tính

Sẽ là thiển cận nếu bạn giả định rằng mọi thứ sẽ đi đúng theo trình tự kế hoạch đặt ra. Luôn có những thay đổi bất ngờ xuất hiện, chẳng hạn những thay đổi về luật lệ, đối thủ tung ra những công nghệ cạnh tranh mới hay một cơn "hắt hơi nhảy mũi” nào đó trong điều kiện kinh tế toàn cầu. Rất nhiều nhân tố có thể làm vô hiệu hoá những chiến lược bạn dày công xây đắp. Các tổ chức nên liên hệ những chỉ số hoạt động chính với các chỉ số rủi ro chính, cụ thể là liên hệ chương trình Quản lý hoạt động doanh nghiệp với chương trình Quản lý rủi ro doanh nghiệp. Chính cách suy nghĩ "vượt trước thời cuộc” như vậy sẽ giúp công ty bạn chuẩn bị cho những rủi ro có thể xảy ra cũng như cách thức xử lý, bảo đảm công tác quản lý rủi ro luôn hiệu quả về mặt chất lượng và thời gian.

Một hệ thống BSC tốt là một quá trình có khả năng thích ứng với những điều kiện ngoại cảnh thay đổi liên tục – dù đã được hoạch định hay chưa – cũng như thích ứng với những hoạt động cải tổ nội bộ, chính nhờ vậy mà những doanh nghiệp có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm của mình trên hành trình.

Quan trọng hơn, chính kết quả rút tỉa từ những cuộc thảo luận thẳng thắn về những rủi ro có thể xảy ra sẽ giúp nâng cao chất lượng trong việc xem xét các dự thảo chiến lược. Một tổ chức sẵn sàng thảo luận và lập kế hoạch xử lý những rủi ro, cho dù là những rủi ro hiếm gặp nhất, thật sự là một tổ chức có hệ thống quy chuẩn vững chắc cũng như có triển vọng thành công lớn.

7. Luôn chú trọng việc xem xét

Hầu hết các thẻ điểm đều được sử dụng như một cơ cấu quản lý và các công ty lại có xu hướng chỉ thu thập thật nhiều số liệu rồi để nằm im trên giấy. Mục tiêu quan trọng nhất của BSC là gióng lên hồi chuông kêu gọi sự thảo luận thẳng thắn để cuối cùng thiết lập nên một chiến lược quản lý chặt chẽ. Ngay cả những con số chắc chắn nhất cũng dựa trên những giả thuyết chiến lược về. Một bảng điểm thông minh sẽ cho bạn biết tình trạng tiến thoái lưỡng nan trong kinh doanh để cân nhắc. Những tình huống như vậy đòi hỏi việc xem xét lại và thảo luận thêm, và việc sẵn sàng đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan trong vấn đề kinh doanh là một dấu hiệu cho thấy bạn thật sự đã hiểu vấn đề trước khi đưa ra hướng giải quyết.

Trong kỹ thuật Thiền của Phật Giáo, người thực sự làm chủ được quá trình này có khả năng phát hiện ra một số nhân tố chính làm động lực dẫn dắt mọi yếu tố khác và đưa chúng trở về với bản ngã thuần khiết nhất của mình. Việc quản lý năng lực cũng tương tự như vậy. Nếu bạn muốn tiến hành mọi thứ một cách bài bản thì không được vội vã, nôn nóng bằng cách lao đầu   tìm kiếm   những "thuốc giảm đau” nhất thời. Hãy luôn nhớ, bản thân cuộc hành trình chính là mục tiêu cao nhất của chính cuộc hành trình ấy. Khởi đầu bạn có thể vay mượn học hỏi những cách thức của người khác, nhưng đến khi bạn thực sự có thể biến việc quản lý năng lực trở thành một quá trình liên tục không ngừng thay vì một hoạt động được chăng hay chớ bị chi phối bởi tài chính; chỉ khi đó bạn sẽ bắt đầu nhận thấy mỗi ngày qua đều là một ngày mới mà bạn "vỡ lẽ” và được "khai sáng” không ngừng.

Tác giả: Frank Buytendijk - Phó chủ tịch Ban quản lý hoạt động doanh nghiệp
Nguồn: PACE The Training Times

Doanh nghiệp và sinh viên cùng chung tay nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ

Là thành viên ban tổ chức Ngày   nhân sự   Việt Nam 2010 và được phân công trách nhiệm Trưởng ban Vận động tài trợ (gọi tắt là Ban tài trợ) nên tôi rất bận, tuy nhiên cũng cố gắng hoàn tất tham luận ngắn này, với mục tiên chia sẻ với cộng đồng   nghề nhân sự   , cũng như “các bên liên kết khác” trong xã hội, đặc biệt là các bạn sinh viên năm cuối, nguồn nhân lực trẻ của đất nước.

  Qua các thông báo   tuyển dụng   trên thị trường, hẳn chúng ra dễ thấy đại đa số các vị trí trống yêu cầu ứng viên phải có vài năm kinh nghiệm làm việc. Đây thực sự là một “ngưỡng cản”, nếu không nói là một “nỗi thất vọng” đối với sinh viên mới tốt nghiệp (tức các cử nhân mới được “ra lò”), như nhiều bạn sinh viên chia sẻ. Mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm? Vấn đề này thực ra có thể được giải quyết “khá ổn” nếu một bên là các doanh nghiệp, cụ thể là lãnh đạo và quản lý cấp cao, và một bên là đội ngũ sinh viên các năm cuối, cùng góp sức và “gỡ nút”.

  Tại các bộ phận, phòng ban của các doanh nghiệp, các cấp trưởng phòng và nhân viên chuyên môn thường có rất nhiều việc “đơn giản” như soạn thảo văn bản, lưu trữ   tài liệu   liên lạc nhà cung cấp, đối tác, khách hàng… và nhiều việc khác mang đặc thì công việc của một nhân viên khởi điểm. Đây là những công việc rất phù hợp với đội ngũ sinh viên các năm cuối, từ năm thứ ba trở đi. Về bản chất, có thể thấy rõ “có cầu – có cung”! Vấn đề là mô hình này (tiêu đề của bải viêt) được thực hiện như thế nào, với các điều kiện gì.

  “Các bên liên quan” trong mô hình này gồm có: sinh viên, doanh nghiệp, gia đình, nhà trường, xã hội.

Vai trò của sinh viên: Một khi đã có Cầu thì sinh viên năm cuối hoàn toàn có thể nắm bắt, với mục tiêu tích lũy kinh nghiệm làm việc, mở mang các mối quan hệ và cả khả năng có một chút thu nhập (cho dù không phải là mục tiêu chính). Tuy nhiên, khả năng thành công chỉ thực sự đến với những sinh viên có chí hướng, thái độ làm việc nghiêm túc, đặt ra mục tiêu rõ ràng, biết cách tổ chức thời gian của mình, để cân đối quỹ thời gian cho học tập, làm việc, nghỉ ngơi, giao lưu với chúng bạn.

  Vai trò của doanh nghiệp: Như đã nêu ở trên, tại các doanh nghiệp luôn có nhiều việc phù hợp với sinh viên. Vấn đề là doanh nghiệp có sẵn sáng tạo các cơ hội cho sinh viên đến thực tập và làm việc (bán thời gian) hay không. Thiện chí của doanh nghiệp chỉ có thể biến thành hiện thực nếu ngươi đứng đầu doanh nghiệp và các bộ phần, phòng ban cũng như các nhân viên quan tâm đến lực lượng lao động trẻ, tạo điều kiện cho họ phát triển.
 
  Gần đây, tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản hàng năm tổ chức chuỗi bài giảng tại Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, do các lãnh đạo và quản trị viên cấp cao của Tập đoàn thực hiện. Nếu tôi không nhầm thì mỗi năm Tập đoàn tổ chức 4 buổi giảng, mỗi buổi nửa ngày. Đây là dịp để tập đoàn thể hiện trách nhiệm xã hội của mình, thông qua đó cũng góp phần củng cố, phát triển hình ảnh, thương hiệu trước một  lực lượng lao động rất tiềm năng cho Tập đoàn.
 
  Với các doanh nghiệp nhân sinh viên vào thực tập, làm việc, có thể họ không lưu giữ các sinh viên thực tập như là nhân viên song số sinh viên sau này khi tốt nghiệp có thể là các đối tác, nhân viên, cộng tác viên trong tương lai.

&Ldquo;Thiết nghĩ, các doanh nghiệp nếu thực sự cầu hiền, cầu tài hãy marketing một cách thân thiện, mạnh mẽ tới giới sinh viên, tìm ra những sinh viên có tố chất phù hợp với nghề để   đào tạo   , truyền đam mê nghề nghiệp khi họ sắp ra trường, khi ấy sinh viên rất cần môi trường làm việc thực tế nên được “chăm sóc” như vậy sẽ cảm thấy muốn gắn bó, trung thành, lâu dài với doanh nghiệp ấy luôn!” (Chị Thanh Nga, sinh viên FTU chia sẻ).
 
  Vai trò của gia đình: Gia đình nên khuyến khích con em mình chủ động và tích cực trong tích lũy kinh nghiệm thực tế và kỹ năng khi còn đi học. Tại DTK Consulting, vào giữa mùa hè 2010, sau khi phỏng vấn, có sinh viên đã được công ty mời vào làm việc bán thời gian, nhưng sau đó em này gia đình khuyên em nên tập trung cho học tập. Tuy nhiên một thời gian sau, sinh viên này liên lạc trở lại, ngỏ ý muốn đi làm như đã được mời trước đây. Rất tiếc khi đó tại Công ty không còn vị trí trống.
 
  Vai trò của nhà trường: Nhà trường có tác động rất lớn đến định hướng nghề nghiệp và cách thức tiếp cận của sinh viên với công việc. Qua công tác hỗ trợ sinh viên trong những năm gần đây, tôi được biết tại Đại học Ngoại thương. Câu lạc bộ Nguồn nhân lực (HRC). Đã có nhiều năm hoạt động rất sôi nổi, còn tại Đại học Hà Nội (HANU) thì gần đây đã thành lập câu lạc bộ việc làm (HJC). Các loại hình câu lạc bộ này đóng vai trò rất lớn trong việc là cầu nối giữa doanh nghiệp với sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội rèn luyện kỹ năng mềm thông qua hoạt động câu lạc bộ, nắm bắt các cơ hội việc làm mà doanh nghiệp đem lại cho họ.
 
  Vai trò của xã hội: Xã hội nên có cái nhìn “mở” trước việc sinh viên đi làm, tích lũy kinh nghiệm, đặc biệt trong các môi trường dịch vụ. Tôi đã phỏng vấn một sinh viên nữ, đã đi làm tại một nhà hàng nước ngoài tại Hà Nội và được biết tại đây em đã học được những kỹ năng rất hữu ích như kỹ năng giao tiếp, tính kỷ luật, rèn đức tính bền bỉ, tác phong chuyên nghiệp.

Kỷ yếu ngày nhân sự Việt Nam
Ths. Đào Trọng Khang
CEO DTK Consulting Co.,Ltd

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét